Hướng dẫn sử dụng Timer và Counter PLC Xinje

Công ty CP Tự Động Hóa Toàn Cầu xin gửi tới quý khách hàng hướng dẫn sử dụng Timer và Counter PLC Xinje bằng hình ảnh do công ty biên soạn. Mọi thắc mắc cũng như thông tin cần thêm quý khách hàng có thể liên với công ty để được hỗ trợ.

Trong ví dụ này, loại PLC được sử dụng là Xinje XD5, phần mềm lập trình là Xinje PLC Program Tool.

Phần mềm lập trình Xinje PLC Program Tool
Phần mềm lập trình Xinje PLC Program Tool

1. VÙNG NHỚ DỮ LIỆU TRONG PLC XINJE

  • Bit Relay M:

Vùng nhớ dữ liệu trong Plc Xinje

M: bit thường

HM: bit có nhớ

SM: bit đặc biệt

  • Bit trạng thái S:

Vùng nhớ dữ liệu trong Plc Xinje

S: bit thường

HS: bit có nhớ

  • Timer T

Vùng nhớ dữ liệu trong Plc Xinje - Timer T

T: bit thường TMR

HT: bit có nhớ TMR_A

Vùng nhớ dữ liệu trong Plc Xinje

  • COUNTER

Vùng nhớ dữ liệu trong Plc Xinje

C: bit thường

HC: Bit đếm có nhớ

HSC: Bit đếm tốc độ cao

Vùng nhớ dữ liệu trong Plc Xinje

  • Thanh ghi dữ liệu D

Vùng nhớ dữ liệu trong Plc Xinje

D: bit thường

HD: bit có nhớ

SD:bit đặc biệt

HSD: bit đặc biệt có nhớ

2. SỬ DỤNG TIMER TRONG LẬP TRÌNH PLC XINJE

Để sử dụng Timer PLC Xinje, chúng ta dùng câu lệnh: TMR Tx D1 D2 hoặc TMR_A HTx D1 D2. Trong đó:

  • TMR là timer không giữ
  • TMR_A là timer có giữ
  • Tx hoặc HTx là tên bộ Timer
  • D1 là hệ số thời gian hoặc thanh ghi lưu hệ số thời gian
  • D2 là độ phân giải timer hoặc thanh ghi lưu độ phân giải timer.

Thời gian Timer đếm được tính theo công thức:

Thời gian = Hệ số thời gian x Độ phân giải timer

  • Ví dụ với Timer không nhớ không giữ: TMR T1 K500 K10

Thời gian Timer đếm được tính bằng 500×10=5000ms = 5s

Sử dụng Timer trong lập trình Plc Xinje

  • Ví dụ với Timer có giữ có nhớ: TMR_A HT1 K200 K100

Thời gian Timer đếm được tính bằng 200*100=20000ms = 20s

Sử dụng Timer trong lập trình Plc Xinje

– Phân biệt Timer thường và timer có giữ:

+ Timer có giữ (Ví dụ HT1): Khi tắt Bit điều kiện của Timer (M0) thì Timer vẫn giữ.

+ Timer thường (ví dụ T1): Khi tắt Bit điều kiện của Timer (M0) thì Timer tắt theo.

>>> Tải file:  Ví dụ sử dụng Timer trong lập trình Plc Xinje

3. SỬ DỤNG COUNTER TRONG LẬP TRÌNH PLC XINJE

Để sử dụng Counter PLC Xinje, chúng ta dùng câu lệnh: CNT Cx D hoặc CNT_D Cx D

Trong đó:    

+ CNT hoặc CNT_D là counter đếm tăng hoặc đếm giảm

+ Cx là tên Counter, tùy theo từng dòng sản phẩm sẽ quy định vùng counter khác nhau, ví dụ ở PLC XD5:

C0-C575: counter 16/32 bit không nhớ có đảo chiều

HC0-HC95: counter 16/32 bit có nhớ có đảo chiều

HSC0-HSC31: Highspeed counter 32bit

Sử dụng Counter trong lập trình Plc Xinje

+ D là số đếm hoặc thanh ghi lưu giá trị đếm.

  • Ví dụ OUT C0 K5:
Sử dụng Counter trong lập trình Plc Xinje
Sử dụng Counter trong lập trình Plc Xinje
  • Để set couter đếm lùi, ta sử dụng lệnh CNT_D:

Sử dụng Counter trong lập trình Plc Xinje

Như ví dụ trên, khi sử dụng lệnh CNT, mỗi khi X0 ON, C0 sẽ tăng 1 giá trị và khi C0 = 5 thì tiếp điểm C0 sẽ đóng và ON đầu ra Y0.

Tương tự khi sử dụng lệnh đếm giảm CNT_D, mỗi khi M0 ON counter C1 sẽ bị giảm 1. Khi C1=-5 thì Y0 ON

  • Các Counter thông thường sẽ reset trạng thái và giá trị đếm khi mất nguồn
  • Đối với các Counter có nhớ HC, khi bị tắt nguồn, giá trị đếm hiện tại của counter và trạng thái hiện tại của tiếp điểm đều được lưu lại và tiếp tục sau khi bật nguồn trở lại.

>>> Tải file: Ví dụ sử dụng Timer trong lập trình Plc Xinje

Xem thêm:

Hướng Dẫn Sử Dụng Timer Và Counter PLC Omron

Liên hệ ngay


    CLOSE
    Đóng