HƯỚNG DẪN ĐỌC XUNG TỐC ĐỘ CAO PLC OMRON CP1E

Trong thực tế có khá nhiều bài toán cần đọc tín hiệu dạng xung như đọc encoder, thước quang hay từ các thiết bị khác phát ra. Để đọc được các giá trị xung này không thể dùng bộ đếm counter bình thường được vì sẽ không đếm được hoặc đếm không chính xác, mà bắt buộc phải dùng bộ đếm tốc độ cao. Sau đây là cách cấu hình, đấu nối, lập trình PLC Omron đọc các loại xung tốc độ cao.

1. Các loại xung

  • Increment Pulse: Xung đếm tăng

Đây là loại xung chỉ có 1 tín hiệu (single phase) xuất ra. PLC sẽ lấy các xung sườn lên của loại xung này để tăng bộ đếm lên 1.

  • Differential Phase: Xung vi sai

Đây là loại xung có 2 tín hiệu xuất ra (2-phase), 2 xung này sẽ lệch pha nhau, từ đấy có thể tăng độ chính xác lên gấp 4 lần từ việc đọc các tín hiệu sườn của các xung này, vừa có thể phát hiện được chiều tăng giảm xung.

Loại xung này thường được phát ra từ các loại encoder thông dụng hiện nay.

  • Up/down pulse: Xung tăng giảm

Đây là loại xung có 2 tín hiệu xuất ra, một tín hiệu quy định chiều đếm tăng và một tín hiệu quy định chiều đếm giảm. Các giá trị đếm lấy theo sườn lên của xung.

  • Pulse+Direction : Kiểu xung hướng

Kiểu này sẽ có 2 đầu vào, 1 đầu vào phát xung cho bộ đếm và một đầu vào quy định chiều tăng/giảm của giá trị bộ đếm.

2. Các chân đọc xung của PLC Omron CP1E

Dưới đang là bảng các chân đầu vào đọc xong của các dòng PLC CP1E và các dạng xung có thể đọc được tương ứng

  • Dòng E20/30/40/60(S), N20/30/40/60(S…) , NA20

  • Dòng E14(S), N14

  • Dòng E10

  • Tốc độ đọc xung tối đa của các đầu vào PLC Omron CP1E

3. Lập trình đọc xung tốc độ cao trên phần mềm :

  • Khai báo chân đọc xung tốc độ cao: Vào setting => Built-in Input

Chọn kênh đọc xung tốc độ cao, kiểu xung, kiểu reset.

Sau đó thoát ra ngoài để lập trình

  • Giá trị xung đọc về của các kênh sẽ lưu vào các thanh ghi đặc biệt theo bảng dưới đây

  • Lệnh so sánh ngắt tốc độ cao: CTBL

Trong đó:    C1: kênh đọc xung #0 -> #5

C2: kiểu dữ liệu điều khiển.     =1: khai báo giá trị so sánh và bắt đầu so sánh

=2: khai báo khoảng so sánh và bắt đầu so sánh

=3: khai báo giá trị so sánh

=4 khai báo khoảng so sánh

S: Thanh ghi đầu tiên của bảng các giá trị so sánh

Cấu trúc của S:

Tham khảo code mẫu để hiểu chi tiết hơn

Tài liệu tham khảo :

 

Liên hệ ngay