1. Cấp nguồn
- Đồi với dòng PLC nguồn cấp là điện xoay chiều AC, dải điện áp cho phép từ 100-220VAC. 2 dây cấp nguồn lấy từ thiết bị bảo vệ và đóng cắt cấp vào chân L1 và L2/N.
- Đối với dòng PLC nguồn cấp điện một chiều DC, cấp nguồn 24VDC vào đúng cực + – trên cầu đấu, +24V vào chân +, 0V vào chân -.
2. Đầu vào:
- Đầu vào là tiếp điểm/ nút nhấn/ công tắc hành trình
- Chân COM có thể đấu + hoặc –
Ví dụ: TH1: COM đấu + (+24VDC), 2 chân của tiếp điểm 1 chân đấu – (0VDC) 1 chân đấu vào IN của PLC.
TH2: COM đấu – (0VDC), 2 chân của tiếp điểm 1 chân đấu + (24VDC) 1 chân đấu vào IN của PLC
- Đầu vào là cảm biến loại NPN (xuất âm) :
2 chân cấp nguồn của cảm biến đấu đúng cực + –
Chân tín hiệu của cảm biến đấu vào đầu vào IN của PLC
Chân COM của PLC đấu vào + (24VDC)
- Đầu vào là cảm biến loại PNP (xuất dương):
2 chân cấp nguồn của cảm biến đấu đúng cực + –
Chân tín hiệu của cảm biến đấu vào đầu vào IN của PLC
Chân COM của PLC đấu vào – (0VDC)
LƯU Ý: Vì chỉ có 1 chân COM duy nhất cho tất cả các đầu vào PLC trên CPU nên chọn đồng nhất 1 loại cảm biến và kiểu đấu dây cho contact nút nhấn .
3. Đầu ra:
- Đối với kiểu đầu ra rơ le: chân COM và chân OUT như 1 tiếp điểm nên có thể sử dụng điện xoay chiều AC(dòng điện tải <2A 250V) hoặc một chiều DC (dòng tải <2A 24V).
- Đối với đầu ra Transistor: chân COM phải đấu vào – (0VDC), đầu ra OUT của PLC sẽ chỉ xuất 0VDC. Lưu ý dòng điện tải <0,3A 4,5-30VDC, đối với các tải lớn phải lắp trở hạn dòng.