Hướng dẫn lập trình PLC Xinje phát xung điều khiển Servo

Công ty cổ phần Tự Động Hóa Toàn Cầu xin gửi tới quý khách hàng hướng dẫn lập trình PLC Xinje phát xung điều khiển động cơ Servo.

SƠ ĐỒ ĐẤU NỐI SERVO VÀ PLC

Sơ đồ đấu nối Servo và PLC
Sơ đồ đấu nối Servo và PLC Xinje

LẬP TRÌNH PLC XINJE PHÁT XUNG ĐIỀU KHIỂN SERVO

– Một số lệnh phát xung cơ bản:

+ PLSF: Phát xung vuông cho phép cài tần số.

+ PLSR: Multi segment pulse output: phát xung đa phân đoạn

+ DRVI: Phát xung kèm thêm phát lệnh đảo chiều theo giá trị +/- của xung. Lệnh này cũng cho phép cài đặt thời gian tăng giảm tần số phát xung khi bắt đầu và chuẩn bị kết thúc phát xung. Mỗi lần phát xung, số xung được tính từ điểm bắt đầu phát.

+ DRVA: Tương tự như lệnh DRVI, nhưng vị trí ban đầu được xác định tuyệt đối. Số xung sẽ lưu lại trong thanh ghi và xác định tuyệt đối so với điểm ban đầu.

+ STOP: Dừng phát xung

+ GOON: Tiếp tục phát xung

Chú ý: Đối với những lệnh 32 bit, ta thêm chữ D vào đầu lệnh: DPLSY, DPLSR, DDRVI, DDRVA.

>>> Xem thêm sản phẩm liên quan: PLC Xinje, HMI Xinje, Servo Xinje

VÍ DỤ LẬP TRÌNH PLC XINJE PHÁT XUNG ĐIỀU KHIỂN SERVO

Ví dụ 1: Lệnh PLSR – Multi segment pulse output: phát xung đa phân đoạn

PLC Xinje XD/XL khi xử dụng chức năng phát xung đa phân đoạn PLSR cần thiết lập các cài đặt xung, tham số người dùng và tham số hệ thống. Dưới đây Tự động hóa Toàn Cầu xin gửi tới các bạn các tham số và các cách thiết lập.

Ví dụ lập trình PLC phát sung điều khiển Servo
Ví dụ lập trình PLC phát sung điều khiển Servo
ví dụ lập trình PLC Plc phát xung điều khiển Servo
Thiết lập các cài đặt xung, tham số người dùng và tham số hệ thống

S0: địa chỉ bắt đầu dữ liệu

S1: địa chỉ bắt đầu tham số người dùng

S2: chọn nhóm tham số hệ thống (K1-K4), mỗi chân phát xung đầu ra sẽ chọn được 4 nhóm tham số

D: chân phát xung đầu ra

Chọn chế độ phát xung tuyệt đối – tương đối:
Ở mục mode chúng ta sẽ có lựa chọn relative – phát xung tương đối – số xung phát sẽ so sánh với lúc bắt đầu phát xung phân đoạn đó và mode absolute – phát xung tuyệt đối – số xung phát sẽ so sánh với lúc bắt đầu phát xung phân đoạn đầu tiên.

Chọn chế độ phát sung tuyêt đối - tương đối

Ví dụ để thiết lập phát xung 3 phân đoạn, phân đoạn 1 phát 2000 xung tần số 1000Hz, phân đoạn 2 phát 4000 xung tần số 2000Hz và phân đoạn 3 phát 6000 xung tần số 3000Hz chúng ta sẽ thiết lập cho1 trong 2 chế độ như hình sau:

Phát xung chế độ tương đối
Phát xung chế độ tương đối
Phát xung chế độ tuyệt đối
Phát xung chế độ tuyệt đối

Mục “start execute section count” sẽ chọn phân đoạn bắt đầu phát xung. Ví dụ chúng ta cài mục này bằng 2, PLC sẽ bắt đầu phát xung ở phân đoạn 2, 4000 xung tần số 2000 Hz.

Chọn chế độ phát sung tuyêt đối - tương đối

Ví dụ chương trình: phát 2000 xung tần số 1000Hz, sau đó phát 6000 xung tần số 3000Hz, sau đó phát 4000 xung tần số 2000Hz, rồi lặp lại phát 6000 xung tần số 3000Hz
Chúng ta sẽ thiết lập ở mục jump như hình. Nếu để mục jump là K0 tức là sau khi phát xung xong phân đoạn đó sẽ đến phân đoạn ngay kế tiếp.

lập trình PLC Xinje phát sung điều khiển servo

Biểu đồ xung đầu ra sẽ như hình dưới:

Biểu đồ xung đầu ra
Biểu đồ xung đầu ra

Ngoài ra ở mục “wait condition”, chúng ta có thể thiết lập tín hiệu chờ để nhảy sang phân đoạn tiếp theo:

  • Pulse sending complete: chuyển sang phân đoạn tiếp theo ngay khi phát xung xong
  • Wait time: sau khi phát xung xong đợi một khoảng thời gian được thiết lập rồi nhảy sang phân đoạn tiếp theo
  • Wait signal: sau khi phát xung xong phân đoạn trước, đợi đến khi tín hiệu bit được On thì mới chuyển đến phân đoạn tiếp theo
  • ACT time: đếm thời gian từ lúc bắt đầu phát xung và chuyển đến phân đoạn tiếp theo ngay khi đủ thời gian mà không quan tâm đã phát đủ xung phân đoạn trước hay chưa.
  • EXT signal: tương tự như wait-signal nhưng EXT signal dùng dữ liệu từ các chân đầu vào X. Nếu phát đủ số xung mà tín hiệu không được On, PLC sẽ dừng phát xung và đợi đến khi tín hiệu được kích hoạt mới phát xung ở phân đoạn tiếp theo.
Biểu đồ xung đầu ra
Biểu đồ xung đầu ra

Mục “system parameter” cho phép chúng ta cài đặt các thông số chung cho chân phát xung, chọn chân hướng tương ứng cho chân phát xung và có 4 bộ thông số K1 ~ K4 cho mỗi chân phát xung. Mỗi bộ thông số đều bao gồm các thông số như thông số động cơ, giới hạn tốc độ tối đa, thời gian tăng giảm tốc, tốc độ ban đầu, tốc độ về gốc,… khi lựa chọn bộ thông số nào, chân phát xung sẽ sử dụng bộ thông số đấy cho động cơ.

cài đặt các thông số chung cho chân phát xung
cài đặt các thông số chung cho chân phát xung

Chọn chân hướng tương ứng cho chân phát xung:

Chọn chân hướng tương ứng cho chân phát xung
Chọn chân hướng tương ứng cho chân phát xung

Chọn Y0 axis common pulse direction terminal để lựa chọn chân hướng tương ứng cho chân Y0.

Thiết lập thời gian tăng giảm tốc

Thiết lập thời gian tăng giảm tốc
Thiết lập thời gian tăng giảm tốc

Ví dụ các thiết lập được để như hình trên. Initial speed = 0, Stop speed = 0, Pulse default speed = 1000, acc time of pulse = 10, Dec time of pulse = 20, tức là thời gian tần số phát xung tăng từ 0 lên 1000Hz là 10ms và giảm từ 1000Hz về 0 là 20ms

Tức là nếu tăng tốc phát xung từ 0Hz lên 100kHz, thời gian tăng tốc sẽ là 100*10=1000ms = 1s, tương tự thời gian giảm tốc từ 100kHz xuống 0Hz sẽ là 2s.

Ví dụ 2: Lệnh PLSF

Lệnh PLSF
Lệnh PLSF

Cấu trúc lệnh: PLSF S0 S1 D

Trong đó: S0 là tần số xung phát

S1 là tham số hệ thống (K1~K4) giống như đã mô tả ở lệnh PLSR trên.

D là đầu ra Y phát xung

Khi S0 có giá trị dương, servo sẽ quay thuận và ngược lại, khi tần số S0 âm servo sẽ quay ngược.

Khi S0 = 0, đầu ra ngừng phát.

Ví dụ 3: Lệnh STOP

Lệnh STOP
Lệnh STOP

Cấu trúc lệnh: STOP S D

Trong đó: S là chân phát xung

D là kiểu dừng phát xung. D = K0: dừng giảm tốc

D = K1: dừng ngay lập tức

Khi M0 từ Off sang On, chân Y0 sẽ phát xung đến khi phát đủ số xung ở HD0 mới dừng lại

Khi M1 On, lệnh STOP sẽ dừng việc phát xung ở chân Y0.

Dừng chậm (D = K0)
Dừng chậm (D = K0)
Dừng ngay lập tức (D = K1)
Dừng ngay lập tức (D = K1)

Ví dụ 4: Lệnh DRVI, DRVA

Cấu trúc lệnh:

Cấu trúc lệnh DRVI, DRVA
Cấu trúc lệnh DRVI, DRVA

Trong đó:

S0: số xung phát ra

S1: tốc độ phát xung 1Hz ~ 200kHz (tùy dòng PLC tốc độ phát xung tối đa sẽ khác nhau , xem catalog để biết thêm )

S2: Thời gian tăng / giảm tốc

D1: chân phát xung đầu ra

D2: chân chọn hướng

Lệnh DRVA có cấu trúc lệnh giống lệnh DRVI nhưng khác nhau ở chỗ lệnh phát xung DRVA là lệnh phát xung tuyệt đối, DRVI là lệnh phát xung tuyệt đối.

Lệnh DRVI DRVA

Tự động hóa Toàn Cầu là nhà phân phối chính thức các sản phẩm Xinje tại thị trường Việt Nam.

Tự Động Hóa Toàn Cầu là nhà phân phối thương hiệu Xinje
Tự Động Hóa Toàn Cầu là nhà phân phối thương hiệu Xinje

Ngoài ra công ty CP Tự động hóa Toàn Cầu còn nhiều dịch vụ khác mà khách hàng có thể tham khảo như:

  • Nhà phân phối chính hãng các thiết bị tự động hóa như PLC, HMI, servo, biến tần của tất cả các hãng trên thị trường.
  • Sửa chữa, cải tạo máy móc, dây chuyền tự động hóa.
  • Thiết kế, lắp đặt đấu nối tủ điện điều khiển.
  • Lập trình PLC-HMI, thiết kế dây chuyền tự động theo yêu cầu.
  • Cung cấp giải pháp công nghệ.
  • Nhập khẩu máy móc theo yêu cầu khách hàng.

Liên hệ ngay công ty CP tự động hóa Toàn Cầu qua Hotline 0961.320.333 để nhận được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Email: toancau@tudonghoatoancau.com

Website: https://plcmitsubishi.com  http://plcdelta.vn , http://tudonghoatoancau.com

Xem thêm:

Hướng Dẫn Sử Dụng Timer Và Counter PLC Xinje

Hướng Dẫn Đặt Password Plc Xinje

Hướng Dẫn Download Upload Chương Trình PLC Xinje

Tập Lệnh Lập Trình PLC Xinje

Tài Liệu Plc Xinje Đầy Đủ Và Mới Nhất

Phần Mềm Lập Trình Plc Xinje

Liên hệ ngay


    CLOSE
    Đóng