Lập trình PLC đang ngày càng phổ biến và lan rộng, rất nhiều người đã tự tìm tòi và học hỏi về lập trình này. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu của số đông, tại bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp một số hướng dẫn chi tiết lập trình PLC cơ bản. Hãy cùng theo dõi những thông tin dưới đây để quý vị có thể nắm bắt tốt nhất.
Lập trình PLC cơ bản nhất cho người mới
Lập trình PLC ngày càng phổ biến và được ứng dụng chuyên sâu vào đời sống. Vì vậy những nhu cầu về học lập trình PLC cơ bản được rất nhiều người quan tâm và chú ý đến. Bởi thông qua thao tác người lập trình có thể thực hiện các thao tác kích thích hoặc hoạt động trong thời gian trễ. Đặc biệt PLC có thể sử dụng thay cho mạch rơ le trong đời sống thực tế. Vì vậy lập trình PLC cho người mới ngày càng thu hút nhiều, điều này giúp họ mở ra một tương lai khác và hiểu hơn về thế giới lập trình PLC.
Bài toán lập trình
Để cho việc diễn giải lập trình PLC cơ bản dưới đây là bài toán ví dụ mà chúng tôi cung cấp:
Điều khiển 2 quạt (1.5KW -220V) làm mát động cơ theo nguyên lý:
- Chọn công tắc ON để khởi động quá trình.
- Chọn công tắc 1: Cả 2 quạt hoạt động.
- Chọn công tắc 2: Quạt 1 hoạt động 5 phút, tiếp theo quạt 2 hoạt động 5 phút, quá trình luân phiên nhau.
- Chọn công tắc Off bất cứ lúc nào để dừng quá trình.
Các bước lập trình PLC cơ bản
Để thực hiện trọn vẹn được một bài toán lập trình bạn cần thực hiện một số bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Tìm hiểu yêu cầu bài toán
Một trong những yêu cầu cơ bản của lập trình chính là đọc kỹ và chính xác nhất yêu cầu của bài toán. Vì vậy bạn cần chú ý và thực hiện để tránh làm sai đề bài. Đặc biệt thông qua việc tìm hiểu kỹ đề bài cũng sẽ giúp bạn bước đầu hình dung được hướng làm cũng như cách giải.
Thông thường khi bạn nhận một bài toán lập trình từ khách hàng. Có thể nói cơ bản mỗi khách hàng không thể hiểu sâu hết về các lập trình vì vậy đôi khi dữ liệu họ cung cấp chưa thật đủ. Chính vì vậy bước tìm hiểu chi tiết đề rất quan trọng.
Ví dụ như bài toán trên yêu cầu điều khiển hoạt động của 2 quạt làm mát động cơ, cùng với đó đề bài cũng đã nêu kỹ những chế độ làm việc của bài toán. Vì vậy bạn cần chú ý và thực hiện.
Bước 2: Xác định tất cả đầu vào ra cho hệ thống
Theo yêu cầu đã thực hiện ở bước 1 cần phải xác định được đầu ra cũng như đầu vào của bài toán.
Ví dụ dựa theo bài toán trên sẽ có:
- Đầu vào: Công tắc ON – OFF, công tắc 1, công tắc 2.
- Đầu ra: quạt 1, quạt 2.
Bước 3: Xác định cấu trúc phần cứng
Lựa chọn thiết bị: (Các IO vào ra của PLC lưu ý cần lựa chọn lớn hơn hoặc bằng IO đã được các bạn phân tích chính xác từ bài toán) theo kết quả từ số lượng cổng vào ra, cùng với đó những mức độ quy mô bài toán và những yêu cầu đặt riêng của từng khách hàng… Thông qua đó tiến hành lựa chọn ra loại PLC tương ứng và phù hợp nhất như nguồn cấp, rơ le,…..
Tiến hành thiết kế động lực mạch điều khiển cho bài toán. Để có thể thực hiện được các bạn cần căn cứ vào các thông số ở bước 2 cũng như các thông tin khác để phù hợp nhất.
Ở bài toán trên theo thông tin cung cấp có 4 đầu vào và 2 đầu ra, vì vậy cần lựa chọn công việc sao cho PLC phù hợp và đáp ứng yêu cầu.
Bước 4: Xây dựng lưu đồ thuật toán
Tiến hành xây dựng lưu đồ thuật toán. Dựa vào lưu đồ này sẽ giúp bạn có thể tiến hành kiểm tra nhanh tính khả khi của việc lập trình. Từ đó có thể xác định được hướng giải thuật và viết phương trình hoàn thiện.
Bước 5: Khai báo biến trong bảng Symbol
Dựa theo mỗi dòng PLc khác nhau mà có những phần mềm lập trình tương ứng. Vì vậy các bạn cần chú ý đến bảng Symbols để có thể dễ dàng hơn trong quá trình vận hành. Đặc biệt điều này sẽ giúp các bạn tránh được một phần nhầm lẫn trong khi lập trình.
Bước 6: Kiểm tra mô phỏng chương trình
Tiến hành kiểm tra chạy thử chương trình sau khi đã hoàn thành cơ bản bằng phần mềm mô phỏng. Với những quá trình kiểm tra phát sinh lỗi nên chú ý quay lại kiểm tra chương trình lập trình từ bước 5 để phát hiện ra lỗi sai.
Bước 7: Đấu nối vận hành thực tế và kiểm tra lỗi
Đầu tiên để có thể nối vận hành thực tế cần nạp chương trình xuống PLC thật. Sau đó tiến hành nối phần cứng của bài toán. Lưu ý trong quá trình nối nếu dẫn ra những phát sinh như báo lỗi bạn cần quay lại và kiểm tra từ bước 3. Thông qua việc kiểm tra sẽ giúp bạn nhận ra được đầu nối đã kéo theo đúng sơ đồ mạch điều khiển (động lực ) hay chưa.
Khi đã kiểm tra và không báo lỗi lúc này chương trình vận hành của bạn đã hoàn tất và phần mềm của bạn đã xong bạn có thể chuyển sang bước cuối.
Bước 8: Bàn giao và lưu trữ chương trình
Sau thời gian dài làm việc thông qua nhiều bước lập trình PLC khác nhau, bạn nhiệm thu và chuyển giao công nghệ cho khách là hoạt động cuối cùng cần làm.
Lưu ý khi chuyển giao cho khách bạn nên giữ lại 1 file để hạn chế được những rủi ro khi mà chương trình sau này gặp sự cố. Lúc này bạn có thể sử dụng code để có thể bảo hành cho khách hàng.
Những thông tin về hướng dẫn lập trình PLC cơ bản được chúng tôi chắt lọc tại bài viết hy vọng đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu thông tin của quý vị. Việc lập trình PLC đối với người mới không phải điều đơn giản vì vậy hãy chú ý và cẩn thận từng bước để đạt hiệu quả tốt. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ website TNHH Tự Động Hóa Toàn Cầu.